CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ VẠN PHÚC CITY

 

CHỐNG THẤM TOÀN THẮNG THI CÔNG  CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ VẠN PHÚC CITY

 

Khu đô thị Vạn Phúc

Giới thiệu về khe lún nhà liền kề, khe hở nhà giáp ranh

Chắc hẳn rất nhiều gia đình đã gặp phải trường hợp khe tiếp giáp giữa 2 nhà bị thấm hay còn gọi là khe lún nhà liền kề. Trong bài viết này chống thấm Hưng Thịnh sẽ chia sẻ với bạn đọc một phương án có thể chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà một cách triệt để và bền lâu và một số sai lầm trong việc xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

1. Nguyên nhân gây thấm.

Khe lún nhà liền kề thông thường thấm do nước mưa len lỏi vào và làm thấm tường. Thông thường với 2 ngôi nhà liền kề thì nhà xây sau sẽ không tô vữa được phần tường liền kề nên sẽ bị nặng hơn. Và do khe hở này tạo thành do 2 phần tường trên 2 hệ móng khác nhau nên độ sụt lún, co giãn sẽ khác nhau. Vì vậy những vật liệu sử dụng để xử lý khe hở liền kề phải có tính co giãn tốt, Chịu nắng mưa tốt đảm bảo lâu dài.

2. Phương án xử lý chống thấm  sân thượng cho khe lún nhà liền kề, chống thấm sân thượng  khe hở nhà giáp ranh.

Có rất nhiều phương án xử lý chống thấm sân thượng nhà liền kề để đảm bảo tính ổn định lâu dài. Ở các nước châu âu thì phương án Sikadur Combiflex® SG là một phương án rất đảm bảo và chắc chắn tuy nhiên giá thành khá cao nên ít được sử dụng ở nước ta. Và phương án này được ưa chuộng để chống thấm cho khe co giãn hầm, xử lý sự cố thấm khe lún do nước ngầm nhiều hơn.

Phương án được ưa chuộng trong xử lý chống thấm khe hở nhà liền kề, nhà giáp ranh hiện nay là chèn khe hoặc bung tôn bằng vật liệu màng chống thấm, keo chống thấm chuyên dụng. Một sai lầm thường gặp là dùng vữa xi măng + cát để trám khe, tè tôn, hay đổ vữa vào trong khe hở này những phương án này không hề có tác dụng gì vì vữa không có tính co giãn nên chỉ sau 1 thời gian khi khe hở co giãn, lún thì vữa sẽ bị bung ra.

Hình ảnh trên là phần vữa đã bị bung ra khi tè tôn bằng vữa.

Chống thấm Toàn Thắng Sài Gòn xin chia sẻ với bạn đọc phương án diềm tôn hoặc chèn khe để chống thấm khe hở nhà liền kề, khe lún giáp ranh như sau:

2.1. Cắt rãnh sâu 2- 3Cm rộng 1-2cm  để cắm tôn và dùng máy mài cầm tay vệ sinh thật sạch, thật nhám bề mặt khe lún để keo dính bám chặt vào bề mặt tường và tôn. sau đó cắm tôn định vị vào rãnh. nếu khe hở của nhà bạn rất nhỏ thì bơm keo lấp kín khe hở nhà liền kề nhà giáp ranh. Loại keo các bạn có thể dễ dàng tìm mua ngoài thị trường chuyên dụng để chống thấm là keo Sika Flexconstruction AP.

 

2.2. Sau khi đã bơm keo bạn thực hiện trám keo thật kín bề mặt và quét 1 lớp màng chống thấm Polyurethane lộ thiên, dán 1 lớp lưới Poliester hoặc lưới thủy tinh để gia cường. Các bạn lưu ý không sử dụng chất chống thấm dạng nhựa đường (Bitum) để thi công cho phần khe hở này vì nhựa đường chịu nắng không tốt dễ bị chảy và lão hóa.


Đối với một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng máng inox để hứng nước chảy đến khu vực thoát nước. Tuy nhiên lưu ý các vị trí liên kết của máng inox phải kín.

Trong trường hợp các nhà quá sát nhau thì bạn làm như trên nhưng không cần thiết phải dùng đến tấm tôn nên thay vì cắt rãnh để cắm tôn bạn hãy cắt mở rộng khoảng hở giữa hai nhà để tiến hành trám keo và các bước tiếp theo , chống thấm sân thượng sẽ đảm bảo ngôi nhà của bạn không ẩm mốc và dột .

3. Xin mời bạn đọc Tìm hiểu thêm về chống thấm tại các kênh chính thức của Chống thấm Toàn Thắng Sài Gòn . Hoặc liên hệ số điện thoại bên dưới để được tư vấn cụ thể : 0888.666.144-0903.3000.78

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *